Bệnh cường giáp trong thai kỳ

Đăng lúc: 18/07/16 09:31

Cường giáp xảy ra ở 1/1500 phụ nữ mang thai. Tuy không phải là bệnh phổ biến, cường giáp có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Trang bị thêm kiến thức để thêm yên tâm khi bước vào thai kỳ, mẹ nhé!

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp. Trong đó có thể kể đến bệnh Basedow, các u độc trong tuyến giáp, viêm tuyến giáp.

● Basedow: Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ chống đỡ lại sự viêm nhiễm và các tác động xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, những căn bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như Basedow, làm cho hệ miễn dịch tự tấn công chính những tế bào của cơ thể, qua đó hủy hoại các tế bào. Basedow là một chứng rối loạn tự miễn dịch gây ra cường giáp trong thời gian mang thai. Căn bệnh này tạo ra các kháng thể với tên gọi là immunoglobin kích thích tuyến giáp (TSI). Các kháng thể này hoạt động như một hormone kích thích tuyến giáp, làm sản sinh ra nhiều hormone T3 và T4 hơn bình thường. Tuy vậy tình trạng này tương đối hiếm gặp. Trong nửa sau của thai kỳ, tình trạng cường giáp có thể được theo dõi kỹ càng.

● U độc trong tuyến giáp: Các u, bướu nhỏ dần hình thành trong tyến giáp và bắt đầu sản sinh ra hormone tuyến giáp, gây ra sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể.

● Viêm tuyến giáp bán cấp: Viêm tuyến giáp làm cho tuyến giáp tiết ra lượng hormone quá mức. Rối loạn tuyến yên hoặc sự gia tăng số lượng các tế bào ung thư trong tuyến giáp cũng dẫn đến hậu quả tương tự.

Những triệu chứng bệnh cường giáp

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra mình có bị mắc chứng rối loạn này hay không bằng cách theo dõi kỹ lưỡng những triệu chứng bên dưới:

● Lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể tăng cao

● Phì đại tuyến giáp

● Mệt mỏi

● Buồn nôn

● Ói mửa

● Tăng nhịp tim

● Khó chịu với nhiệt độ

● Khẩu vị thay đổi

● Chóng mặt

● Đổ mồ hôi

● Thị giác kém đi

● Lượng đường huyết tăng.

● Cảm giác khó chịu ở vùng bụng

Ảnh hưởng của bệnh cường giáp

Nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời trong thời gian mang thai sẽ mang đến nhiều nguy cơ cho cả thai phụ lẫn thai nhi như:

● Suy tim sung huyết

● Cao huyết áp nghiêm trọng trong suốt tháng cuối cùng của thai kỳ

● Sảy thai

● Sinh non

● Trẻ thiếu cân nặng lúc sinh

Nếu bạn từng bị mắc chứng Basedow, thì có khả năng TSI sẽ tồn tại trong máu của bạn dù cho lượng hormone tuyến giáp không có bất thường nào. Kháng thể TSI trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai vào bào thai, và vào trong mạch máu của thai nhi, qua đó làm kích thích tuyến giáp của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc anti-thyroid, khả năng thai nhi bị mắc cường giáp cũng giảm xuống do tác động của thuốc lên nhau thai. Những vấn đề về tuyến giáp khi mang thai gây ra cường giáp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những nguy cơ về nhịp tim cao, suy tim, dính khớp sọ sớm, chậm tăng cân, khó thở, v.v…

Cảnh giác với 6 bệnh mẹ có thể lây cho bé :  Không chỉ di truyền cho con hình dáng và tính cách, một số bệnh từ mẹ có thể di truyền sang bé trong quá trình mang thai. Nếu cũng nằm trong những trường hợp kém may mắn này, mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sớm có phương pháp phòng ngừa cho bé trước khi chào đời

Chẩn đoán bệnh

Cơ sở chính để chẩn đoán cường giáp khi mang thai là dựa vào các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone T3, T4 trong máu.

Có ba loại xét nghiệm giúp kiểm tra tuyến giáp, bao gồm:

-Xét nghiệm TSH: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cường giáp, một trong những xét nghiệm cần thực hiện đầu tiên là xét nghiệm TSH. Mức TSH dưới bình thường là biểu hiện của bệnh cường giáp. Tuy nhiên, việc mức TSH trong máu giảm cũng xảy ra trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên.

-Xét nghiệm T3 và T4: Nếu lượng hormone T3 và T4 trong máu ở mức cao, đay là dấu hiệu xác nhận bạn đang bị cường giáp.

-Xét nghiệm TSI: Nếu bạn có tiền sử bị Basedow, xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra sự hiện diện của TSI trong máu.

Bà bầu cần những xét nghiệm như thế nào:

Trong quá trình mang thai, bạn sẽ được gợi ý làm một số xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu và siêu âm thai. Mục đích của các xét nghiệm này là đảm bảo cho bạn một thai kỳ an toàn hơn, kiểm tra và đánh giá quá trình phát triển của thai nhi, sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như tầm soát một số bệnh...

Điều trị bệnh cường giáp

Việc điều trị cường giáp khi mang thai cần được hạn chế vì lý do sự phát triển an toàn của thai nhi. Trong vài trường hợp, bạn cần phải uống thuốc để điều hòa nhịp tim nếu nó quá nhanh. Tuy nhiên, nếu như lượng TSH của bạn thấp mà lượng T4 lại ở mức bình thường, thì bạn không cần thiết phải điều trị.

Tuy nhiên, những mẹ bầu bị cường giáp cần lưu ý những điều dưới đây:

Phần lớn chứng cường giáp được điều trị hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc anti-thyroid, loại thuốc giúp kiềm chế sự sản sinh các hormone tuyến giáp.

● Việc sử dụng thuốc anti-thyroid có khả năng gây tác dụng phụ.

● Dừng ngay việc sử dụng thuốc anti-thyroid nếu bạn cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, khẩu vị thay đổi, đau họng, sốt, vàng da hoặc phát ban.

● Bạn cũng có thể bị nổi mẩn và ngứa, và bị giảm chỉ số WBC (số lượng bạch cầu trong một thể tích máu). Nếu bạn phải dùng thuốc anti-thyroid liều cao để kiểm soát cường giáp, các bác sĩ khuyến cáo không nên cho con bú trong thời gian này.

 

 

Bài viết khác

Zalo
favebook