Rượu Sâm Đương Quy Lâm Đồng

Mã sản phẩm: RLD004
Cây Đương quy được nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 1990, cho đến nay chưa tìm thấy Đương quy mọc tự nhiên trong hệ thực vật Việt Nam. Đương quy được trồng và sử dụng nhiều ở Triều Tiên và Nhật Bản. +Đương quy có 2 loại ; Angelica sinensis,và Angelica acutiloba. . Cây có chiều cao từ 75 – 100 cm khi ra hoa. Lá có cuống dài, có bẹ lá phía gốc, cuống lá màu tím nhạt, lá xẻ lông chim 3 lần, mép lá có răng cưa, không có lông, hoa tự hình tán kép, cánh hoa màu trắng. Hoa của bông trung tâm nở trước, sau đó lần lượt đến hoa ở cành cấp 1, cấp 2, cấp 3. Thứ tự các cấp cành nở hoa cách nhau từ 4 – 6 ngày. Quả bế đôi, thuôn dài 4 – 5 mm, hẹp dần về phía gốc. Tâm bì có gân, có 4 – 5 ống dẫn ở phần lưng, bốn chiếc ở mặt bụng. Rễ cọc có rễ phụ, toàn thân có mùi thơm đặc biệt.
Giá: Liên hệ    
  • Thông tin chi tiết
  • Bình luận

Cây Đương quy được nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 1990, cho đến nay chưa tìm thấy Đương quy mọc tự nhiên trong hệ thực vật Việt Nam. Đương quy được trồng và sử dụng nhiều ở Triều Tiên và Nhật Bản.

   +Đương quy có 2 loại ;  Angelica sinensis,và Angelica acutiloba.

. Cây có chiều cao từ 75 – 100 cm khi ra hoa. Lá có cuống dài, có bẹ lá phía gốc, cuống lá màu tím nhạt, lá xẻ lông chim 3 lần, mép lá có răng cưa, không có lông, hoa tự hình tán kép, cánh hoa màu trắng. Hoa của bông trung tâm nở trước, sau đó lần lượt đến hoa ở cành cấp 1, cấp 2, cấp 3. Thứ tự các cấp cành nở hoa cách nhau từ 4 – 6 ngày. Quả bế đôi, thuôn dài 4 – 5 mm, hẹp dần về phía gốc. Tâm bì có gân, có 4 – 5 ống dẫn ở phần lưng, bốn chiếc ở mặt bụng. Rễ cọc có rễ phụ, toàn thân có mùi thơm đặc biệt.

Cây ra hoa tháng 3 – 4, quả chín tháng 6 – 7.

 Đương quy mọc hoang ở các vùng Mt.Ibuki và vùng ven sông Hida. Đương quy thích ứng với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt độ 15 – 25oC, vũ lượng 1600 – 2000 mm/năm, đất giàu mùn.

Đương quy là cây có nguồn gốc từ ôn đới, nên khi trồng ở Việt Nam đều phải bố trí thời vụ gieo trồng sao cho thời kỳ sinh trưởng mạnh của cây đúng vào lúc nhiệt độ chưa cao (đông-xuân).

– Bộ phận sử dụng làm thuốc: Rễ củ

Rễ củ cây đương quy là một vị thuốc quý, không thể thay thế trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Nó được dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh phụ nữ, thuốc trị các bệnh thiếu máu, đau đầu, suy tim, gầy yếu, mệt mỏi, viêm khớp, tê liệt. Về chất lượng dược liệu, hàm lượng chất tan trong cồn 50o trên 35% (vượt tiêu chuẩn ghi trong dược điển Nhật Bản). Khi cây được trồng ở Việt Nam, hàm lượng đường đơn 10-14%, hàm lượng polysaccharid 10 – 13%.

Đối với cây Đương quy chỉ sản xuất hạt làm giống ở những vùng cao lạnh như Sapa hoặc các vùng có khí hậu tương tự

4.1 Hạt giống

Hạt giống đương quy trong điều kiện bảo quản thông thường rất dễ mất sức nảy mầm, khi gieo tỷ lệ mọc mầm kém. Vì vậy tốt nhất là nên lấy hạt giống vừa thu hoạch năm đó đem gieo thì tỷ lệ nảy mầm tốt.

4.2 Chọn củ để làm giống:

Để có năng suất và chất lượng dược liệu củ đương quy tốt, thường chọn củ đã được một năm để làm giống. Phương pháp chọn củ để làm giống được tiến hành như sau:

– Khi thu hoạch đương quy, chọn lấy những củ to, không đẻ nhánh, không bị sây sát và sâu bệnh dùng để trồng làm giống.

– Chọn củ xong phải đưa ra trồng ngay, không được để lâu.

– Bổ hốc để trồng với khoảng cách 40 x 40cm, kỹ thuật trồng cũng giống như đối với trồng đương quy để lấy dược liệu. Có thể không lên luống cao nhưng phải có rãnh thoát nước triệt để. Chăm sóc cho đến khi cây ra hoa và hạt chín. Khi hạt đã chín (thường có màu nâu sẫm) thì tiến hành thu hoạch. Không để hạt chín khô mới thu hoạch vì rất dễ rụng. Thường thu hoạch hạt để làm giống có thể tiến hành làm nhiều đợt để đảm bảo chất lượng hạt giống.

Giai đoạn vườn ươm

1 Thời vụ trồng

Cây đương quy trồng để thu hạt giống thường qua hai giai đoạn:

– Gieo hạt năm trước (vào tháng 9 – 10).

– Tháng 2 – 3 (năm sau) chọn cây mập khỏe, không sâu bệnh bứng trồng làm giống.

– Tháng 5 phát ngồng, tháng 6 ra hoa, tháng 7 thu hạt làm giống.

.2 Chuẩn bị đất

– Đất trồng và kỹ thuật làm đất, lên luống:

Chọn đất: Đất trồng đương quy nên chọn đất thịt nhẹ, pha cát, nhiều mùn, tầng canh tác dầy, có độ pH từ 6,5 – 7,0. Tưới tiêu thuận lợi, xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải và chất thải, không có gia súc, gia cầm thường xuyên thâm nhập phá hại. Đất không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người.

Làm đất, lên luống: Đất đã được chọn, cày sâu 30 – 35 cm để ải, bừa kỹ, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, chia luống, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 80 – 100 cm, rónh 30 cm. Sau khi chia luống tiến hành rải đều phân trên mặt luống rồi vét đất 2 bên rãnh lấp phân sâu 5 – 7 cm, sau đó san bằng mặt luống và tiến hành gieo hạt.

.3 Phân bón:

Phân chuồng 10 tấn/ha + 400kg urê + 200 kg supe lân + 60 kg kaliclorua/ha.

Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 120kg urê + 100 kg supe lân + 60kg kaliclorua/ha.

+ Bón thúc: Chia làm 2 đợt:

Đợt 1: 100 kg urê/ha

Đợt 2: Số phân còn lại

.4 Gieo hạt:

Lượng hạt cần gieo: 0,3 – 0,4kg/sào Bắc bộ (360m2)

Cách gieo: trộn hạt với cát mịn hoặc tro bếp, tiến hành gieo trên ruộng. Gieo xong phủ rơm rạ và giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 5 – 7 ngày, hạt mọc đều trên ruộng, cần dỡ bỏ rơm rạ và tưới nước giữ ẩm.

.5. Chăm sóc cây con:

Khi cây bắt đầu ra lá thật trên toàn bộ diện tích (sau 10 ngày kể từ khi hạt mọc) tiến hành bón thúc phân urê lần thức nhất: Hoà loãng phân vào nước để tưới. Từ tháng 11, khi cây đang chuẩn bị vào đông, tiến hành bón thúc số phân còn lại. Trước khi bón thúc phân phải làm sạch cỏ bằng cách nhổ bằng tay.

Khi cây có 4 lá thật tiến hành nhổ tỉa định khoảng cách cây theo yêu cầu sau:

Nếu giữ giống tại ruộng ươm thì tỉa cây để khoảng cách cây cách cây:

40 – 40cm. Sau khi tỉa xong thì tiến hành bón thúc phân chuồng 10 tấn + 100 kg supe lân+ 40kg kali/ha. Bón quanh gốc cây (cách xa gốc 10 – 15cm) sau đó lấp nhẹ đất. Để khi cây tàn lụi vào mùa đông, sang xuân cây ra lá mới và sử dụng làm cây giống.

Phương pháp khác: Nếu tạo cây con (vật liệu khởi đầu) để sang xuân bứng ra trồng làm giống, thì khi cây có 4 lá thật, tiến hành tỉa cây, để khoảng cách cây x cây: 15 – 20 cm và chăm sóc như trên. Sang xuân, khi cây chưa kịp ra lá mới tiến hành bứng cây ra ruộng giống.

Khi bứng cây cần chú ý tránh gây tổn thương lớn cho cây.

Kỹ thuật sản xuất hạt giống:

.1. Chuẩn bị đất

– Chọn đất: Đất thịt nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước.

– Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, tơi nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 1-1,2 m; rãnh 30 cm.

.2. Phân bón:

– Phân chuồng 10 tấn/ha + 300 kg urê + 500 kg supe lân + 60 kg kali clorua/ha.

– Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100kg urê + 200 kg supe lân + 60 kg kali clorua/ha.

+ Bón thúc: Chia làm 3 đợt:

Đợt 1: 100 kg urê/ha

Đợt 2: 100 kg urê/ha + 200 kg supe lân/ha (rắc quanh gốc)

Đợt 3: 100 kg supe lân/ha (rắc quanh gốc)

.3. Thời vụ bứng trồng: Giữa tháng 2

.4. Cách trồng và chăm sóc:

Chọn ngày trời mát. Bứng những cây đã tàn lụi, tránh làm gãy củ chính, giảm thiểu các tổn thương cho rễ phụ. Cuốc hốc sâu 20cm (tuỳ theo độ dài của củ mà có độ sâu khác nhau). Sau khi bón phân, trộn phân với đất và tiến hành trồng đương quy. Chú ý nén chặt đất và tưới ngay, không cần quá nhiều nhưng duy trì độ ẩm cho đến khi cây hồi xanh và ra lá mới.

+ Chăm sóc: Khi lá non phát triển trên toàn ruộng, tiến hành bón thúc lần 1 bằng phân hoà loãng. Tưới xong tiến hành dội qua nước lã, tránh để phân đọng lại trên mặt lá. Kết hợp bón phân và xới xáo làm cỏ.

Bón thúc lần thứ 2 vào tháng 4 khi cây vào thời kỳ sinh trưởng mạnh và chuẩn bị ra hoa.

Bón thúc lần thứ 3: Khi cây đã nở hoa và làm hạt (vào tháng 5).

Vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, cây phát ngồng có thể cao trên 2m, cần có cọc cắm theo hình chóp nón, nhằm giữ cho ngồng không bị gãy (khi cây ra ngồng, nở hoa kết hạt cành sẽ nặng, dễ gãy).

Thu hoạch:

– Khi quả chín vàng, khoảng 55 – 60 ngày sau khi nở hoa, hình thái hạt cứng chắc có màu nâu sẫm, thì tiến hành thu hoạch hạt, ngắt từng bông đã chín phơi trên nia, mẹt, sau đó tuốt hạt, làm sạch tạp chất,  loại bỏ những hạt lép, phơi lại hạt đến thật khô, khi hạt giòn, bẻ ra có màu trắng trong là được, lúc này độ ẩm khoảng 12- 13%. Bảo quản trong lọ sành hoặc bình kín trong kho lạnh.

Chú ý khi phơi hạt vào tháng 7 đây đang là mùa mưa nên cần tránh để hạt không bị ướt do mưa. Nếu hạt bị nước mưa hay hạt phơi trên giàn bếp của đồng bào đến khô thì hạt không đẹp, không mọc. Hạt đẹp là hạt khô, có màu nâu sẫm, thơm mùi đặc trưng, hạt mẩy đều.

A Rượu Đương Quy

Qua nhiều công đoạn đã có sản phẩm đương quy để ngâm rượu rồi nè.

Dây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng.

§  Có ba cách chế biến đương quy và chia đương quy ra thành ba loại như sau:

1.    Quy đầu: là lấy một phần phía đầu

2.    Quy thân: là bỏ đầu và đuôi

3.    Quy vĩ: lấy phần rễ nhánh

Thành phần hóa học

Đương quy chứa nhiều tinh dầu và nhiều Vitammin

* Công dụng

§  Tốt cho người bệnh huyết áp thấp

§  Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể

§  Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém

§  Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.

§  Hỗ trợ điều trị chứng chảy máu ở tử cung

§  điều trị đau bụng sau đẻ ở Phụ nữ sau khi sinh

§  Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp

§  Hỗ trợ điều trị bệnh táo bón

Đối tượng sử dụng

§  Người bị huyết áp thấp

§  Người bị thiếu máu, da xanh, tái

§  Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao

§  Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, nhưng đi bệnh viện khám không ra bệnh

§  điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết hư hàn, chân tay lạnh

§  Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh

§  Rất tốt cho Phụ nữ sau khi sinh

§  Người bị táo bón

§  Người phong tê thấp, đau nhức xương khớp

Cách dùng, liều dùng đương quy

Thành phần :

§  Đương Quy: 12g

§  Xuyên Khung: 12g

§  Thục địa: 12g

§  Bạch Thược: 8g

§  Đảng Sâm: 8g

§  Hoàng Kỳ: 8g

§  Phục Linh: 8g

§  Cam Thảo: 8g

Cách dùng :

§  Sắc uống ngày 1thang với 1,5 lit nước

§  Uống liền 3 – 4 tuần liên tục sẽ có kết quả

Cách ngâm rượu đương quy tửu :

§  Thành phần: Như trên

§  Cách ngâm: Lấy 5 thang thuốc với thành phần và định lượng như trên, ngâm với 1 lit rượu trắng

§  Ngâm trong thời gian 10 ngày là có thể sử dụng được

§  Cách dùng: Ngày uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối

§  Rượu đương quy tửu là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân huyết áp thấp. Nếu người bệnh kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.

Lưu ý khi sử dụng

§  Không dùng đương quy cho các trường hợp bị đi cầu phân lỏng

 

Cảm ơn !

Liên hệ:0978000308

Zalo
favebook